Tế bào gốc tạo máu là gì? Ứng dụng và chi phí ghép tế bào gốc tạo máu

Trong y học, tế bào gốc tạo máu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiều bệnh nguy hiểm và mở ra tiềm năng cho y học tái tạo. Hai nguồn chủ yếu cung cấp tế bào gốc tạo máu là tủy xương và máu cuống rốn. Tuy nhiên, chúng mang đến những ưu điểm và ứng dụng khác nhau trong y học, cũng như ghép tế bào gốc tạo máu chi phí như thế nào? Cùng Cellinsight tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Tế bào gốc tạo máu là gì?

Tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cells – HSCs) là loại tế bào gốc có khả năng phân tích thành các tế bào máu trưởng thành như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nhờ khả năng tự tái tạo và biến đổi, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống máu và hệ miễn dịch.

Trong mỗi người, tế bào gốc tạo máu chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đồng thời là yếu tố then chốt trong việc sản sinh tế bào máu trong suốt cuộc đời. Chúng được phát hiện lần đầu vào thập niên 1960 và kể từ đó đã trở thành một trong những chủ đề nghiên cứu quan trọng nhất trong y học tái sinh.

Tế bào gốc tạo máu là gì
Tế bào gốc tạo máu là gì

Tế bào gốc tạo máu được lấy từ đâu?

Ở người lớn, tế bào gốc tạo máu có thể lấy ở tủy xương, ngoài ra có thể gặp ở máu ngoại vi với một số lượng rất ít. Còn ở trẻ sơ sinh, tế bào gốc tạo máu có thể lấy ở máu trong dây rốn của trẻ hay còn gọi là máu cuống rốn.

Tế bào gốc tủy xương

Tế bào gốc tạo máu tồn tại với số lượng nhiều trong tủy xương, đặc biệt là ở cơ thể người trưởng thành. Do đó, tủy xương là nguồn cung cấp tế bào gốc tạo máu chính trong cơ thể. Tế bào máu tủy xương giúp “sửa chữa” hoặc thay thế các tế bào máu bị hỏng hoặc mất đi do bệnh lý.

Ưu điểm của tế bào gốc tạo máu tủy xương: có thể tạo nên một tế bào mới giống hệt tế bào gốc tạo máu nguyên thủy ban đầu đồng thời sản sinh thêm nhiều nhóm tế bào trưởng thành hơn. Tế bào gốc tạo máu tủy xương dễ dàng tăng sinh tế bào ngay cả khi được nuôi cấy ở ngoài cơ thể, mang đến khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh về máu (bệnh bạch cầu, suy tủy xương…), bệnh cơ-xương-khớp, bệnh tim mạch, bệnh tự miễn, bệnh về hệ thần kinh…

Cách lấy: Quy trình châm hút được thực hiện bằng cách sử dụng kim để lấy mẫu tủy xương từ xương chậu hoặc xương ức. Khi lấy máu, bệnh nhân thường được gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân để giảm đau. Ngoài ra, tế bào gốc tạo máu có thể được thu thập từ máu ngoại vi sau khi đã sử dụng thuốc kích thích (như G-CSF) để huy động tế bào từ tủy xương ra ngoài máu ngoại vi. Phương pháp này ít xâm lấn hơn so với việc lấy tế bào từ tủy xương.

Tế bào gốc tạo máu tủy xương
Tế bào gốc tạo máu tủy xương

Tế bào gốc cuống rốn

Tế bào gốc máu cuống rốn là các tế bào gốc học được thu thập từ máu trong cuống rốn và bánh nhau sau khi em bé chào đời. Chúng có khả năng phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, đặc biệt là các tế bào có vai trò trong tạo máu và miễn dịch.

Sau khi em bé được sinh ra, máu ngọn rốn có thể được thu thập như một nguồn phong phú của tế bào gốc tạo máu. Đặc biệt, quá trình thu thập máu cuống rốn nhanh chóng, an toàn, không xâm lấn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ưu điểm của tế bào gốc máu cuống rốn là có khả năng tạo ra tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và tế bào của hệ miễn dịch. Khả năng này là yếu tố cốt lõi trong việc điều trị các bệnh về máu và rối loạn miễn dịch. Ngoài ra, tế bào gốc máu cuống rốn giảm nguy cơ thải ghép nhờ khả năng tự thích nghiệm tốt với cơ thể người nhận và được bảo quản trong nhiều năm mà không thay đổi chất lượng.

Cách lấy: Máu cuống rốn được thu thập ngay sau khi cắt dây rốn. Sau khi em bé được sinh ra và cuống rốn được kẹp, cắt, máu trong cuống rốn sẽ được thu thập bằng cách dùng kim tiêm để lấy máu từ tĩnh mạch cuống rốn. Quy trình này diễn ra nhanh chóng, an toàn. Máu cuống rốn được bảo quản trong điều kiện đặc biệt và nhanh chóng chuyển đến ngân hàng tế bào gốc để xử lý, phân loại và bảo quản ở nhiệt độ cực thấp, đảm bảo duy trì chất lượng tế bào gốc trong nhiều năm.

Tế bào gốc máu cuống rốn
Tế bào gốc máu cuống rốn

Ứng dụng của tế bào gốc tạo máu trong chữa bệnh 

Trong lĩnh vực y khoa, tế bào gốc tạo máu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiều bệnh nguy hiểm và mở ra tiềm năng cho y học tái tạo. Trong đó có những bệnh hiểm nghèo mà các phương pháp khác chưa thực sự hiệu quả.

Điều trị các bệnh về máu

Tế bào gốc máu cuống rốn được sử dụng rộng rãi trong ghép tủy xương để điều trị bệnh bạch cầu (leukemia), thiếu máu bất sản, và rối loạn sinh tủy, bạch cầu mạn, u lympho Hodgkin và không Hodgkin. 

Thông qua quy trình ghép tế bào gốc, các tế bào máu bệnh lý được thay thế bằng các tế bào khỏe mạnh, giúp khôi phục chức năng máu và hệ miễn dịch.

Ứng dụng trong điều trị suy giảm miễn dịch

Các rối loạn miễn dịch di truyền, chẳng hạn như hội chứng Wiskott-Aldrich hay suy giảm miễn dịch tổ hợp nghiêm trọng (SCID), có thể được điều trị hiệu quả nhờ ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn.

Những bệnh như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp và xơ cứng bì có thể được điều trị bằng liệu pháp ghép tế bào gốc để tái lập hệ miễn dịch. Ngoài ra, ghép tế bào gốc tạo máu giúp thay thế tủy xương bị hỏng hóc hoặc suy giảm chức năng.

Hỗ trợ điều trị các bệnh chuyển hóa di truyền

Một số bệnh lý di truyền như thiếu máu hồng cầu liềm và bệnh Thalassemia có thể được điều trị bằng cách ghép tế bào gốc, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tế bào gốc máu cuống rốn còn có khả năng thay thế các tế bào bị tổn thương trong các bệnh chuyển hóa như bệnh Gaucher, Hurler, và Krabbe.

Tiềm năng trong y học tái tạo

Hiện nay, các nghiên cứu đang khám phá khả năng sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn trong điều trị các tổn thương não, tổn thương tủy sống, và bệnh thoái hóa thần.

Đặc biệt, sau khi điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị, tủy xương của bệnh nhân thường bị tổn thương. Tế bào gốc tạo máu có thể tái tạo tủy xương và phục hồi hệ miễn dịch.

Ứng dụng tế bào gốc tạo máu
Ứng dụng tế bào gốc tạo máu

Chi phí ghép tế bào gốc tạo máu

Chi phí ghép tế bào gốc tạo máu tại Việt Nam và quốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm phương pháp ghép, nguồn tế bào gốc,  tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và khả năng của gia đình, một số nguồn thông tin cho hay, chi phí ghép tế bào gốc giao động từ 300 triệu VNĐ đến 1 tỷ đồng, cụ thể:

Chi phí tại Việt Nam

Ở Việt Nam, chi phí ghép tế bào gốc tạo máu thường dao động từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của bệnh lý và cơ sở y tế thực hiện. Theo thông tin từ Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, chi phí sau khi đã trừ phần bảo hiểm y tế có thể dao động như sau:

  • Ghép tế bào gốc tự thân: Khoảng từ 100 – 200 triệu đồng.
  • Ghép tế bào gốc đồng loài cùng huyết thống phù hợp HLA: Khoảng 400 – 600 triệu đồng.
  • Ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng: Khoảng 600 – 800 triệu đồng.
  • Ghép tế bào gốc nửa hòa hợp (ghép haplotype): Khoảng 600 – 700 triệu đồng.
  • Ghép nửa hòa hợp kết hợp với tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng: Từ 1 tỷ – 1,2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chi phí thực tế có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể và các yếu tố liên quan. Ví dụ, tại Bệnh viện Bạch Mai, một số bệnh nhân sau khi được bảo hiểm y tế thanh toán, chi phí ghép tế bào gốc tự thân chỉ còn khoảng 41 triệu đồng, khiến nhiều người bệnh bất ngờ.

Chi phí ghép tế bào gốc tạo máu
Chi phí ghép tế bào gốc tạo máu

Chi phí quốc tế

Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, chi phí này có thể lên đến 200.000 – 500.000 USD. Tuy nhiên, nhiều cơ sở y tế tại Đông Nam Á như Singapore và Thái Lan cung cấp dịch vụ này với chi phí thấp hơn đáng kể. Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất về chi phí ghép tế bào gốc tạo máu, bạn nên liên hệ trực tiếp với các bệnh viện chuyên khoa huyết học hoặc các cơ sở y tế uy tín tại Việt Nam. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí

  • Chi phí xét nghiệm và chẩn đoán trước ghép
  • Nguồn gốc tế bào gốc (tủy xương, máu cuống rốn hay máu ngoại vi).
  • Chi phí chăm sóc hậu ghép và điều trị biến chứng (nếu có).

Cell insight hỗ trợ kết nối bạn với các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu và những cơ sở y tế uy tín tại Việt Nam cùng các quốc gia có nền y học tiên tiến bậc nhất như Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Đức, Thụy Điển và Đài Loan. Với những đặc quyền vượt trội, chúng tôi mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ khách hàng và gia đình hướng tới mục tiêu đạt được sức khỏe toàn diện với mức chi phí lý tưởng.

Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí
Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí

Câu hỏi thường gặp về tế bào gốc tạo máu

  1. Quy trình ghép tế bào gốc tạo máu diễn ra như thế nào?

Quy trình bắt đầu bằng việc chuẩn bị tủy xương của bệnh nhân thông qua hóa trị hoặc xạ trị để loại bỏ các tế bào bệnh lý. Sau đó, tế bào gốc khỏe mạnh được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch và bắt đầu tái tạo hệ thống máu.

  1. Ghép tế bào gốc tạo máu có nguy hiểm không?

Ghép tế bào gốc tạo máu là một quy trình phức tạp và có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, thải ghép hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch tạm thời. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại, tỷ lệ thành công ngày càng cao.

  1. Ai có thể làm người hiến tế bào gốc?

Người hiến có thể là họ hàng thân thích (ghép đồng loại) hoặc người không có quan hệ huyết thống nhưng tương thích về mặt miễn dịch. Một số trường hợp, tế bào gốc tự thân của chính bệnh nhân được sử dụng.

  1. Ghép tế bào gốc mất bao lâu để hồi phục?

Thời gian hồi phục sau ghép tế bào gốc tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường, bệnh nhân cần từ 3 đến 6 tháng để hệ miễn dịch hoạt động bình thường trở lại.

  1. Có cần bảo quản tế bào gốc cho tương lai không?

Việc lưu trữ tế bào gốc (đặc biệt là từ máu cuống rốn) được khuyến khích như một giải pháp bảo hiểm sinh học cho các nhu cầu y tế trong tương lai.

Tế bào gốc tạo máu mang lại những hy vọng lớn lao trong điều trị nhiều bệnh lý nghiêm trọng, từ ung thư máu đến các bệnh tự miễn và di truyền. Mặc dù chi phí điều trị còn khá cao, nhưng những tiến bộ trong công nghệ và y học hứa hẹn sẽ giúp liệu pháp này ngày càng phổ biến và dễ tiếp cận hơn. Hy vọng bài viết này là một nguồn tham khảo hữu ích cho những ai đang cân nhắc ghép tế bào gốc tạo máu cũng như tìm hiểu về chi phí ghép tế bào gốc tạo máu.

Tác giả: Cell Insight Team
Chúng tôi tự hào kết nối bạn với các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu và những cơ sở y tế uy tín tại Việt Nam cùng các quốc gia có nền y học tiên tiến bậc nhất như Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Đức, Thụy Điển và Đài Loan.
Chúng tôi rất vui khi chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về sức khỏe. Với những đặc quyền vượt trội, chúng tôi mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe đẳng cấp, đồng hành cùng bạn và gia đình tận hưởng cuộc sống trọng vẹn hơn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận